Cách phân biệt và nuôi thỏ rừng và thỏ nhà

+ Thỏ rừng to và khỏe hơn thỏ nhà nhưng chúng lại rất nhút nhát cứ thoát ẩn rồi lại thoát hiện. Chúng sống một mình chứ không sống theo bầy đàn
Khi nhắc đến hai từ thông thường các bạn sẽ nghĩ ngay đến nó là một chú cún con, một chú mèo con hay là một con vẹt lắm mồm nói suốt ngày đúng không nào. Nhưng con thú nuôi mà chúng tôi hôm nay đề cập đến không phải là những con vật trên mà đó chính là con thỏ cưng. Với một dáng vẻ đáng yêu tuyệt vời chúng là con vật được khá nhiều người yêu quý và chọn làm vật nuôi trong nhà bên cạnh mình gắn bó chia sẽ cùng nhau trong căn nhà nhỏ xinh. Mỗi sáng thức giấc chủ nhật của nó được ngắm nhìn bọ lông trắng tinh êm mượt, đôi mắt to đen láy, hai chiếc răng thỏ xinh xinh.
hinh-anh-con-tho-trang_-_tvf
Thỏ cũng giống như những con vật nuôi khác trước khi các bạn có ý đinh nuôi nó thì cần phải tìm hiểu những thông tin, kiến thức về nó. Phân biệt được các loại thỏ nhất là thỏ rừng và thỏ cảnh hay còn gọi là thỏ nhà nó có những đặc điểm gì khác nhau để từ đó biết được cách và cẩn thận hơn.


Vấn đề đặt ra ở đây sẽ có một vài bạn thắc mắc đó là tại sao cần phải phân biệt thỏ nhà và thỏ rừng đúng không nào? Rất đơn giản vì để chọn thỏ nuôi làm thú nuôi trong nhà bạn cần phải chọn thỏ nhà mới nuôi được thỏ rừng sẽ không thích nghi được với những điều kiện trong nhà và bạn sẽ không chăm sóc được nó đâu nhé. Còn cách phân biệt chúng bạn đọc kỹ những kiến thức được chia sẽ sau đây nha.

+ Thỏ rừng to và khỏe hơn thỏ nhà nhưng chúng lại rất nhút nhát cứ thoát ẩn rồi lại thoát hiện. Chúng sống một mình chứ không sống theo bầy đàn
+ Thỏ nhà có kích thước nhỏ con hơn, dạng hơn chúng ta có thể tiếp xúc được dễ dàng. Thỏ rất thông minh và lanh lợi nhưng lại rất yếu nên cần được chăm sóc tốt. Cho ăn và cho uống nước cần cẩn thận vì thỏ rất dễ bị bệnh tật.


Như chúng tôi đã đề cập bên trên rằng thỏ rất khó nuôi và dễ nhiễm bệnh rồi chết, nên những ai muốn nuôi thỏ làm thỏ cảnh sống cùng mình cần phải có nhiều kiến thức thật sự cần thiết mới có thể chăm sóc tốt được cho thỏ cưng nhà bạn.

Ở Việt Nam cũng có một thời gian rộ lên thú vui tiêu khiển chọn mua thỏ nhập ngoại về nhưng do thiếu kiến thức về kỹ thuật chăm nuôi đúng cách cho nên phong trào này cũng dập tắt sớm. Việc bạn nựng thú nuôi cũng cần phải tuân thủ đến những kỹ thuật đúng cách nếu không bạn cũng sẽ gây tổn thương và nó sẽ không sống lâu cùng bạn.

Để chăm sóc cho thỏ nhà thật tốt điều trước tiên đó là bạn cần phải đảm bảo nhiệt độ môi trường sống cho chúng từ 10-25 độ C là được. Thể trạng của thỏ rất yếu chúng không chiệu được nhiệt độ lạnh dưới 10 độ C, cũng không chiệu được nhiệt độ nóng bức trên 32 độ C. Nên khi bạn nuôi chúng trong nhà cần phải đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho nó. Nếu như nuôi thỏ ngoài vườn thì phải đào hang cho nó, hang phải đảm bảo độ sâu thích hợp và thoáng mát vào mùa hè mùa đông phải ấm áp.

Khi nuôi thỏ bạn cũng cần lưu ý rằng nếu bạn nuôi nhiều thỏ thì không nên nhốt chung chúng vào trong một lồng. Đặc trưng của thỏ là chúng rất hiếu chiến nên thú nuôi chúng bạn không nên nhốt chung trong một lồng vì chúng thường gây gỗ với nhau. Nếu như nhốt chung một lồng thì chỉ nhốt 1 thỏ đực và 1 thỏ cái mà thôi.

Thỏ có sức đề kháng kém dễ bị nhiễm bệnh cho nên trong suốt quá trình nuôi và chăm sóc nó thức ăn và nước uống bạn cần phải đảm sạch sẽ. Ngoài thức ăn được pha chế dạng viên có sẵn dành cho thỏ thì cần cung cấp thêm nhiều loại rau cỏ khác nhau nữa như cải xoăn, húng quế, bắp cải, bồ công anh. Ban đầu nên cho nó ăn một loại trước để nó tập thoái quen dần rồi sau đó mới bổ sung thêm. Loài thỏ rất thích ăn cà rốt nhưng trong loại cũ này có chứa nhiều đường ăn quá nhiều sẽ không tốt nên bạn cho nó ăn với liều lượng vừa phải ăn nhiều sẽ không tốt.

Việc bạn cưng nựng thỏ cũng cần phải đúng cách nếu không sẽ làm tổn thương đến nó. Khi cưng nựng nó bạn không được túm tai hay véo vào phần bụng của nó. Việc bạn túm tai sẽ làm cho nó vùng vẫy gây ảnh hưởng đến xương sống của nó vì loài thỏ xương sống của nó rất mềm khi nó vùng vẫy mạnh sẽ bị gãy xương. Véo ngang bụng của thỏ sẽ làm ảnh hưởng đến ruột làm cho nó bị đau thắt ruột nặng hơn nữa chính là tình trạng rối ruột. Cách nựng thỏ tốt nhất là bạn chỉ nên xòe tay mình ra để chúng tự đến và bò lên lồng bàn tay của bạn hay xách nách nó lên một cách nhẹ nhàng. Đó chính là cách cưng nựng thỏ tốt nhất mà bạn nên làm

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *